Tìm hiểu về quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Tìm hiểu về quỹ tiền tệ quốc tế IMF   

Tìm hiểu về quỹ tiền tệ quốc tế IMF   

Quỹ tiền tệ quốc tế là gì? Vai trò của quỹ tiền tệ quốc tế IMF ? Quỹ tiền tệ quốc tế IMF có trụ sở ở nước nào? Nhiệm vụ của quỹ tiền tệ quốc tế  ….. Hãy cùng caf-global.com tìm hiểu chi tiết nhất về nội dung này nhé.

Tìm hiểu về quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.

Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ.

Tìm hiểu về quỹ tiền tệ quốc tế IMF   
Tìm hiểu về quỹ tiền tệ quốc tế IMF

Lịch sử của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF

IMF được hình thành vào tháng 7/1944 tại Hội nghị Bretton Woods của Liên hợp quốc ở New Hampshire, Hoa Kỳ. Lúc này 44 quốc gia tham dự đã tìm cách xây dựng khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế và tránh lặp lại tình trạng phá giá tiền tệ cạnh tranh đã góp phần vào cuộc Đại suy thoái những năm 1930.

Ngày 1/3/1947 IMF bắt đầu hoạt động và được hưởng quy chế cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Ngày 8/5/1947, IMF tiến hành cho vay khoản đầu tiên.

IMF xây dựng quỹ tài chính của mình thông qua phí thành viên, được gọi là hạn ngạch. Mỗi quốc gia thành viên trả tiền cho một hạn ngạch dựa trên quy mô kinh tế của quốc gia đó, vì vậy các nền kinh tế lớn phải trả nhiều tiền hơn.

Như vậy, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của quỹ là do các nước thành viên đóng góp. IMF đã xây dựng một hạn mức cho vay và hạn mức đóng góp với các nước thành viên. Số phiếu biểu quyết của mỗi nước tùy thuộc vào mức độ đóng góp của nước đó cho IMF. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp.

Trải qua các thời kỳ biến chuyển của nền kinh tế và hệ thống tiền tệ thế giới, IMF đã cố gắng phát triển hoạt động của mình theo hai hướng: ổn định các tỷ giá hối đoái và đấu tranh chống những biện pháp hạn chế và phân biệt đối xử.

Năm 1972, theo Hiệp định Jamaica, các tỷ giá hối đoái được thả nổi. Điều này đã đẩy các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) không duy trì tỷ giá đồng tiền của mình theo đồng đôla nữa mà mỗi nước tự do quy định, tuyên bố hay không tuyên bố tỷ giá đồng tiền của mình. Lúc này vàng bị gạt ra khỏi hệ thống tiền tệ và được thay thế bằng quyền rút vốn đặc biệt (special drawing rights – SDR) để tăng thêm mức cung về phương tiện thanh toán quốc tế.

Hiểu về quỹ tiền tệ quốc tế

Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) là tổ chức tiền tệ quốc tế được thành lập ngày 27.12.1945 sau khi các nước gửi thư phê chuẩn hiệp định đã kí tại Bretton Woods năm 1944 nhằm thúc đẩy mậu dịch quốc tế; theo dõi việc chấp hành các hiệp định về tiền tệ, thúc đẩy sự ổn định về tiền tệ của các nước thành viên, cấp tín dụng ngắn hạn để giúp các nước thành viên cân bằng cán cân thanh toán…

Ngày 15.11.1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã biểu quyết tán thành hiệp định điểu chỉnh quan hệ giữa Liên hợp quốc và Quỹ tiền tệ quốc tế với tư cách là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.

Để đạt được mục tiêu đó, IMF bán ngoại tệ cho các thành viên, tư vấn về vấn đề tài chính và tiền tệ cho các nước thành viên.

Nguồn vốn chủ yếu của IMF là các khoản tiền đóng góp của các thành viên. Mức đóng góp căn cứ vào tiểm lực kinh tế, tài chính của từng nước và được xem xét lại theo từng thời gian (Mỹ chiếm 20%, 10 nước tư bản phát triển châu Âu chiếm 30% tổng số tiền góp cho IMF). Tổng số tín dụng mà mỗi nước có thể nhận được trong một năm không được quá 25% số tiền nộp vào Quỹ theo điều lệ.

Để cho vay tín dụng đặc biệt đối với các nước đang phát triển, IMF đã quy định những điều kiện có tính chất kinh tế – tài chính hoặc chính trị – xã hội.

Cơ cấu của IMF

Hội đồng quản đốc (hay Hội đồng thống đốc) là cơ quan cao nhất của Quỹ; mỗi nước thành viên có một đại diện phụ trách và một phó đại diện trong Hội đồng; Ban giám đốc gồm 25 giám đốc điều hành chịu trách nhiệm chỉ đạo các hoạt động tiền tệ. Tổng giám đốc do các giám đốc điều hành bầu ra.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/

Mục đích của quỹ tiền tệ quốc tế

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.

Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa KỳIMF được mô tả như “Một tổ chức của 189 quốc gia”, làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo. Với ngoại lệ của Bắc Triều Tiên, Cuba, Liechtenstein, Andorra, Monaco, Tuvalu và Nauru, tất cả các nước thành viên của Liên Hợp Quốc tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác…

Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ nền kinh tế của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp đặt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Những biện pháp này có hại đối với chính bản thân các nước đó vì như lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo đã chỉ rõ mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không bị hạn chế. Lưu ý là, theo lý thuyết tự do mậu dịch đó, nếu tính cả phân phối, sẽ có những ngành bị thiệt hại trong khi các ngành khác được lợi. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.

IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944. Ngày 1 tháng 3 năm 1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947.

Từ cuối đại chiến thế giới thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy. (Sau đó sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của cả hệ thống.) Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với những điều kiện trong khoảng thời gian trước của những nước tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng hơn số quốc gia trong IMF.

Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập.

Lĩnh vực hoạt động của quỹ tiền tệ quốc tế

Có hai quan điểm khác nhau về sự hợp tác tiền tệ quốc tế.

Một quan điểm cho rằng chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt (hay thả nổi) là nguyên nhân dẫn tới những biến động quá mạnh trong tỷ giá hối đoái, gây khó khăn cho công ty quản lý vĩ mô trong nước.

Theo quan điểm này, các thỏa thuận hợp tác quốc tế có ý nghĩa cơ bản đối với việc ổn định tỷ giá hối đoái. Quan điểm khác nhấn mạnh rằng sự ổn định tiền tệ trong nước cần được ưu tiên hàng đầu. Cơ quan hữu trách về tiền tệ ở các nước công nghiệp lớn cần theo đuổi những chính sách góp phần ổn định giá cả. Nếu thực hiện được điều này, tỷ giá hối đoái sẽ dự báo được và sự hợp tác kinh tế được thúc đẩy.

>>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán kiểm toán 

IMF hoạt động trên hai lĩnh vực chủ yếu

Tỷ giá hối đoái

Cho đến năm 1971, các nước đã thực thi chế độ tỷ giá hối đoái cố định cho đồng tiền của mình nhằm tạo ra cơ sở ổn định các giao dịch thương mại.

Sau khi được IMF phê chuẩn, các nước có thể thay đổi tỷ giá hối đoái của mình. Nó có thể điều chỉnh tỷ giá lên ( chính sách tăng giá đồng tiền) hoặc xuống (chính sách phá giá đồng tiền) tới tỷ giá cố định mới để xử lý các trường hợp mất cân bằng cơ bản trong cán cân thanh toán – tức tình huống gây ra tình trạng thặng dư hay thâm hụt kinh niên. Từ năm 1971, hầu hết các đồng tiền lớn trên thế giới đều được thả nổi.

Nguyên nhân ở đây là IMF đã mất quyền kiểm soát chính thức đối với sự biến động tỷ giá hối đoái, nhưng các nước thành viên phải tuân thủ quy tắc về hành vi phù hợp mà IMF đặt ra nhằm tránh một số thủ đoạn kiểm soát hối đoái và làm hại nước láng giềng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Phương tiện thanh toán quốc tế

Nguồn lực của IMF bao gồm dự trữ các đồng tiền quốc gia và tài sản dự trữ quốc tế, không kể số vàng mà các nước thành viên phải nộp theo hạn mức quy định cho mỗi nước.

Mỗi nước thành viên phải nộp 75% hạn mức bằng đồng tiền của mình và 25% bằng tài sản dự trữ quốc tế. Các nước thành viên cũng được quyền vay hay quyền rút vốn đối với IMF.

Các nước có thể sử dụng quyền rút vốn và dự trữ quốc tế của bản thân họ để tài trợ cho các khoản thâm hụt các cân thanh toán.

Trong cơ chế quyền rút vốn thông thường của IMF, các nước thành viên gặp khó khăn về cán cân thanh toán có thể rút vốn, tức mua đồng tiền nước ngoài của IMF bằng đồng tiền của nước mình trong giới hạn bằng 125% hạn mức của mình, trong đó các nước có thể rút 25% đầu tiên bất kì khi nào có nhu cầu.

Khi muốn rút một hay cả bốn phần 25% còn lại, các nước phải nhất trí với IMF về một chương trình bao gồm các biện pháp xử lý thâm hụt cán cân thanh toán của mình.

Các nước thành viên phải hoàn trả lại phần rút vốn của mình trong khoảng thời gian từ 3 -5 năm.

Đến năm 1970, IMF đã tạo ra một tài sản dữ trữ quốc tế mới là Quyền Rút vốn Đặc biệt (viết tắt SDR) để tăng thêm mức cung về phương tiện thanh toán quốc tế. Nó cũng tạo ra những phương tiện vay nợ bổ sung cho các nước thành viên nghèo.

Công ty dịch vụ kế toán uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh

Công ty dịch vụ kế toán thuế tại TP HCM tự hào là một trong những đơn vị đối tác tốt nhất hiện nay với hơn 5.500 khách hàng doanh nghiệp trên toàn quốc tin chọn. Là đơn vị có nhiều kinh nghiệm cung cấp dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán uy tín cho nhiều doanh nghiệp thương mại – dịch vụ – gia công cơ khí – Sản xuất – may mặc …..

Với đội ngũ kế toán viên dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo nghiệp vụ bài bản chuyên sâu, khả năng xử lý số liệu nhạy bén, ngoài ra chúng tôi còn thực hiện công việc với trách nhiệm đảm bảo hoàn thành công việc được giao đúng tiến độ, tư vấn kế toán – tư vấn thuế tận tình đến khách hàng. 

Dịch vụ của CAF

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói.

Dịch vụ làm báo cáo chuyển giá

Dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Dịch vụ lập báo cáo chuyển giá uy tín nhanh chóng

Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812